Quy trình kỹ thuật canh tác cây thanh long “theo hướng thanh long sạch”

Đăng lúc: Thứ năm - 24/07/2014 14:47 - Người đăng bài viết: hieuadmin
Quy trình kỹ thuật canh tác cây thanh long “theo hướng thanh long sạch”
I. Kỹ thuật trồng
1. Đất trồng: cây thanh long thích hợp đất
đai thổ nhưỡng vùng thượng huyện Châu Thành, điều kiện đất đai giúp cho
sinh trưởng và phát triển của cây thanh long, nhưng quan trọng nhất là
phải có nguồn nước ngọt tưới vào mùa khô và có hệ thống tiêu thoát nước
vào mùa lũ, hai yếu tố trên rất quan trọng khi sản xuất cây thanh long

 
2. Líp trồng: tùy thuộc vào độ cao của đất mà ta thiết kế mương líp, líp đơn hay líp đôi (nhưng đa phần là líp đơn)
 
Khi lên líp trồng, độ cao của mặt líp sao cho đảm bảo mặt líp trồng cao hơn mực nước từ 30 – 40cm để rễ cây phát triển tốt. Mô líp trồng cao so với mặt líp 10 – 15cm bán kính mặt mô từ 0,75m để gíp cho rễ thanh long phát triển rộng, hấp thu dinh dưỡng khi ta bón phân
 
3. Mật độ trồng:
 
a. Cây trụ trồng: hiện nay do tình hình sản xuất theo hướng kinh tế nên áp dụng cây trụ trồng bằng bêtông, chiều dài của trụ trồng bình quân 2m, cạnh 1,2cm. Trụ trồng chôn từ 0,4 – 0,5m chiều cao của trụ trồng trên mặt đất 1,5 – 1,6m
 
b. Mật độ: mật độ trồng hiện nay đang được nông dân áp dụng nhiều nhất từ 100 – 120 trụ trồng / 1000mđất trồng mật độ khoảng 2,8m x 3m (cây cách cây 2,8m, hàng cách hàng 3m)
 
4. Cây giống: (hom giống)
 
Đối với cây thanh long: hiện nay trồng bằng cách giâm cành theo phương pháp sinh sản vô tính. Cành được chọn để trồng từ 2 – 3 năm tuổi, bản dày, cành to, cành khỏe, mắt gai to, không mang mầm bệnh.
 
Chiều dài cây giống trộng từ 0,3 – 0,5m
 
Thời vụ trồng thích hợp từ đầu tháng 10 đến 15 tháng 10 dương lịch, vì lúc này thời tiết dứt mưa, thích hợp cho quá trình sinh trưởng, dinh dưỡng (phát triển cành chồi của cây thanh long)
 
Trồng cây giống:
 
Cây giống có thể giâm trướng cho cành giống phát triển bộ rễ sau đó đem đi tròng (phương pháp này áp dung cho những vườn có điều kiện giâm cành)
 
Trồng trực tiếp  sau khi trồng trụ (phương pháp giảm công lao động ít tốn thời gian).
 
Cành trồng dùng phân hữu cơ hoặc mụn dừa hoai mục bón vào fốc trụ trồng từ 5 – 10 kg/ gốc, phân vô cơ Super lân hoặc văn điển bón lót trước khi trồng lượng phân sử dụng từ 0,3 – 0,5 kg/gốc. Sau đó đặt 1 cây giống tiếp giáp 4 mặt trụ (4 hom giống 1 trụ) dùng dây vải buộc quanh trụ trồng cho cây hom giống không ngã đổ.
 
5. Chăm sóc
 
a. Tưới nước: ta tưới nước bằng nhiều cách, tưới theo phương pháp hiện hay và định kỳ tưới sao cho ẩm độ đất đất gốc trồng giữ ẩm từ 60 – 80% ẩm độ (kiểm soát độ ẩm bằng cách quan sát màu đất, hay dùng tay vắt đất…)
 
b. Phân bón: Dùng phân vô cơ (N – P - K) để bón cho cây khi phát triển bộ rễ và phát triển chồi, tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây chồi mà ta bón lót hợp lý, nhưng quan trọng nhất là phân đạm (Ure) giúp cho cây phát triển cành chồi. Ngoài lượng phân N – P – K, ta cần quan tâm đến các loại phân vi lượng, phân bón lá có tác dụng kích thích phát triển của bộ rễ giúp cho rễ phát triển, hấp thu dinh dưỡng tăng sự phát triển của cây trồng (dùng các loại phân có bán trên thị trường).
 
c. Sâu: trong giai đoạn đầu sau khi trồng thường thấy xuất hiện các đối tượng gây bệnh hại trên cây thanh long như: kiến các loại, bọ cánh cứng (ngâu) và sâu ăn cành non.
 
Phòng trị bằng các loại thuốc: Karate, Fastac.
 
Đối với các loại kiến: Regent để bẫy kiến
 
Côn trùng cánh cứng (ngâu): có thể bắt bằng tay
 
d. Bệnh: thối cành, nám cành
Bệnh nám cành dùng các lọai thuốc có gốc đồng: Antracol – Ridomilgodl – Coc 85.
 
Đối với sâu bệnh trên ta dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị theo từng trường hợp gây bệnh của sâu bệnh cho phù hợp
 
e. Sửa cành, tạo tán cây trồng:
 
Khi cành thanh long phát triển đến đỉnh trụ trồng (đầu trụ bêtông) ta phân bố chồi cành đều trên đỉnh trị từ cành cấp 1 bám vào thân trụ bò lên đỉnh trụ, cành cấp 2 từ đỉnh trụ dang ra không gian, từ cành cấp 3, cấp 4 ta phân bố đều trên trụ theo hình chóp  (sao cho lượng cành trên cây trụ cân đối để hạn chế đổ ngã ) khi cành bên ít bên nhiều
 
II. Quy trình canh tác quản lý giai đoạn kinh tế
 
1. Kỹ thuật chăm sóc
 
a. Cắt tỉa cành: sau khi dứt vụ mùa chính vụ của cây thanh long, ta thực hiện các bước sau:
 
Cắt tỉa cành bắt đầu thực hiện từ đầu tháng 10 đến 15 tháng 10 âm lịch. Cắt tỉa cành vô hiệu và đồng thời sắp xếp cành phân bố đều trên cây.
 
Lượng dây cắt tỉa nhiều hay ít tùy vào lượng dây trên trụ trồng của từng vườn
 
Lượng cành trên cây trụ tốt nhất từ 300 – 350 cành trên trụ trồng
 
b. Vệ sinh vườn trồng:
 
Thu gom cành cắt tỉa đem tiêu hủy hoặc ủ phân xanh bón lại cho cây trồng (có máy xử lý, ủ vôi hoặc đốt)
 
Làm cỏ vườn trồng làm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng cây trồng, môi giới mầm sâu bệnh (làm sạch cỏ bằng biện pháp thủ công)
 
Thuốc hóa học: Glyphosan 480 dd – Gramoxone
 
Đối với quy trình sản xuất thanh long sạch, ta nên hạn chế thuốc diệt cỏ (làm ảnh hưởng tới môi trường về lâu dài)
 
2.1  Phân bón: (bón phục hồi và bón lấy cành)
 
a. Phân hữu cơ: Lượng phân chuồng (hữu cơ) bón từ 30 – 50 kg/gốc/năm. Đối với phân hữu cơm ta nên bón đủ cho cây trồng. Phân hữu cơ có tác dụng rất lớn tất cả các lọai cây trồng nói chung và cây thanh long nói riêng. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, giữ nước, giữ phân vô cơ khi bón, hiệu quả về kinh tế lâu dài, giảm lượng phân bón vô cơ, nâng cao chất lựơng sản phẩm, đem lại kinh tế cao trong sản xuất
 
b. Phân hữu cơ sinh học: để sản xuất thanh long sạch, trong thời gian tới ta nên sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học như HMIX, KOMIX…
* Phân hữu cơ sinh học HUMIX (chuyên dùng cho cây thanh long)
Thành phầnL N: 5%; P: 3%; K2O: 4%; S: 0,5%
Fe: 300ppm                         Thành phần nguyên liệu xử lý
Cu: 100ppm             Bột cá biển
Zn: 100ppm                         Phân dơi
Mn: 100ppm                        Bột cá, tôm, ghẹ
B: 300ppm              Phân giun
hướng dẫn sử dụng:
Bón 3 – 4kg/gốc/năm (giai đoạn kiến thiết cơ bản)
Bón giai đoạn kinh doanh: 3,5 – 5kg/gốc/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón/năm
 
c. Vôi: bón xử lý vệ sinh vườn trồng liều lượng dùng từ 0,2 – 0,3kg/gốc (rải đều xung quanh gốc)
 
d. Phân vô cơ:
* Bón lần 1: (bón phục hồi cành, tạo cành mới)
- Supe lân: 0,5 – 1kg/gốc (ta nên kết hợp lần bón hữu cơ)
- Ure: 150 – 250 gam/gốc
* Bón lần 2: (Bón sau lần 1 từ 15 – 20 ngày) (dưỡng cành)
- Ure: 100 – 200 gam/gốc
- DAP: (P2O5): 100 – 150 gam/gốc
* Bón lần 3: (Bón sau lần 2 từ 20 – 25 ngày) (dưỡng cành)
- Ure: 100 – 200 gam/gốc
- DAP: (P2O5): 100 – 150 gam/gốc
- Kali (K2O): 50 – 100 gam/gốc
* Bón lần 4: (Bón sau lần 3 từ 20 – 25 ngày) (chuẩn bị vào mùa vụ)
- Ure: 100 – 200 gam/gốc
- DAP: (P2O5): 100 – 150 gam/gốc
- Kali (K2O): 50 – 100 gam/gốc

* Lượng phân bón ta tùy theo lượng cành trên trụ và quá trình sinh trưởng và phát triển của từng vườn mà ta áp dụng bón cho hợp lý.
 
2.2 Bón giai đoạn cho trái:
 
Áp dụng bón cho mỗi đợt trái cao điểm trong chính vụ mùa hoặc áp dụng thắp đèn rải vụ. Ta bón theo tiêu chí cân đối và cách ly.

* Các loại phân bón sử dụng:
- NPK 20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 18

a. Bón lần 1: (khi vụ hoa 10 ngày)
 
N – P – K: 150 – 200 gam/gốc


 
b. Bón lần 2: (sau khi hoa nở 5 ngày)
 
N – P – K: 150 – 200 gam/gốc
 
Kali (K2O) 50 – 100 gam/gốc


 
III. Bảo vệ thực vật:
 
1. Các biện pháp phòng trị:
 
a. Biện pháp cơ học: tỉa cành tạo tán giúp cho cây phân bố đều theo 4 hướng, giúp cho cây thông thoáng, giúp cho cây quang hợp tốt, cắt cành tiếp giáp mặt đất.
Thu gom cành bị bệnh, trái, bông bệnh đem tiêu hủy, trành mầm bệnh lây lan
 
b. Biện pháp sinh học: trong vườn nên bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma giúp phân hủy chất hữu cơ vừa diệt mầm bệnh xác bã thực vật trong và trên mặt đất
 
c. Biện pháp hóa học:  kết hợp phun thuốc hóa học sau khi cắt tỉa cảnh, ta tiến hành phun thuốc toàn bộ cây tru trồng bằng nhiều lọai thuốc có đồng như: BORDEAUX 1%, ANTRACOL, RIDOMINGOD, COC 85 (liều lượng sử dụng theo khuyến cáo nhà sản xuất)
 
d. Biện pháp IPM: (phòng trừ tổng hợp)
 
2. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh – phân bón lá – điều hòa sinh trưởng
 
a. Phun lần 1:
Phun nụ hoa 5 – 7 ngày:
- Dùng 1 trong các loại thuốc kết hợp phòng trừ sâu bệnh: ANTRACOL, RIDOMINL, SCORE, FASTAC – KARATE
 
b. Phun lần 2: (khi nụ hoa 16 ngày)
Thuốc phòng sâu bệnh như lần 1 và kết hợp: Thiên Nông: 10gam, PROGIBB (GA3) ½ gói (pha bình 8 lít)
 
 
 
c. Phun lần 3: (khi hoa nở 4 ngày)
Thuốc phòng trừ sâu bệnh như lần 1, lần 2, kết hợp: Thiên Nông: 10gam, GA3: 1 gói (pha bình 8 lít)
 
d. Phun lần 4: (khi hoa nở 12 – 15 ngày)
Thuốc phòng trừ sâu bệnh như lần 1, lần 2, lần 3, kết hợp: GA3: 2 – 3 gói, Thiên Nông: 15 – 20gam, Phân bón lá (GROW MORE) 6.30.30

* Lưu ý:
 

- Các loại thuốc phòng trừ sâu bênh sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Các loại thuốc sau khi phối kết hợp phun ta nên sử dụng hết trong 1 lần sử dụng, không để thuốc tồn đọng qua ngày sau sử dụng
- Phân bón lá và thuốc điều hòa sinh trường đối với sản xuất thanh long hiện nay là tạo màu sắc và chất lượng trái. Trong đó quan trọng nhất là bảo quản trái sau khi thu hoạch.
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Hãy liên kết với chúng tôi qua kênh mạng xã hội